Lối Đi Nào Cho SMEs Trong Giữ Chân Nhân Viên
SME (Small and Medium Enterprise) được hiểu chung là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời đại công nghệ thông tin phát […]
Reflect your true persionality
SME (Small and Medium Enterprise) được hiểu chung là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời đại công nghệ thông tin phát triển, đa dạng kênh quảng cáo, tiếp thị ra đời giúp doanh nghiệp SMEs tiếp cận tốt hơn với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra doanh nghiệp SME rất có thế mạnh về sự sáng tạo, đổi mới, khả năng thích nghi và cạnh tranh.
Thuận lợi là vậy, tuy nhiên doanh nghiệp SME tại Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, chiến lược kinh doanh sai lầm,.. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất phải kể đến là vấn đề giữ chân nhân lực.
Hiện nay, khi thị trường việc làm đang phát triển cực kì sôi động, cơ hội tạo ra ngày càng nhiều, tỉ lệ nhảy việc cực kì cao. Câu hỏi đặt ra: Liệu có lối đi nào cho SMEs trong cách giữ chân nhân viên trước những doanh nghiệp lớn?
[caption id="attachment_6036" align="aligncenter" width="448"] Làm cách nào để giữ chân nhân viên?[/caption]Không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được nhân viên chất lượng là yếu tố quan trọng đối với thành công kinh doanh. Nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ thường gặp sai lầm nghiêm trọng khi chỉ chú trọng vào khía cạnh doanh thu, cạnh tranh với đối thủ,… mà bỏ quên rằng nhân viên chính là nhân tố thiết kế và thực hiện các chiến lược, kế hoạch hay hệ thống quy trình hoàn hảo để đưa doanh nghiệp của bạn tới thành công.
Khi có nguồn nhân lực chất lượng, bạn sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, tiếp thị và bán chúng hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng thực sự đối với mỗi tổ chức là có được những nhân viên tận tâm, những người luôn nỗ lực ủng hộ sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chi phí đào tạo nhân viên mới cũng là bài toán vô cùng hóc búa dành cho doanh nghiệp. Nó bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương…. Tại nhiều doanh nghiệp, ngân sách dành cho nguồn nhân lực đôi khi chiếm đến 50% tổng chi phí. Và ngân sách này cứ càng ngày càng “phình” ra theo thời gian.
Cách giữ chân nhân viên không phải doanh nghiệp nào cũng biết! Và dưới đây là gợi ý của Cups sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp!
Sự gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp thể hiện ở thái độ của nhân viên dành cho công việc, cho người quản lý hoặc các đồng nghiệp của mình. Sự kết nối đó tác động ngược lại đến bản thân nhân viên để họ nỗ lực hơn nữa trong công việc. Mức độ gắn kết càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
Để gia tăng cảm giác gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp, bạn cần chú trọng tạo một môi trường làm việc phù hợp để nhân viên được hòa nhập với tập thể, được là chính mình (thể hiện cá tính bản thân trong công việc), được thoải mái làm việc, được thử thách bản thân.
Hãy tạo môi trường làm việc văn minh để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp đồng thời giữ chân nhân viên.
Nếu nói xây dựng cảm giác gắn kết là phần móng nhà, thì việc cho nhân viên thấy công ty không chỉ là nơi làm việc, tạo ra lợi nhuận mà còn là ngôi nhà chung, nơi họ được lắng nghe, cống hiến và phát triển chính là phần nền của ngôi nhà doanh nghiệp. Để giữ chân nhân viên, bạn mang lại cho họ những điều cơ bản sau:
Bản chất của con người luôn thích được công nhận những việc mình đã làm được. Hãy cảm ơn một nhân viên đã chăm sóc khách hàng tốt và lần sau anh ấy/cô ấy sẽ tiếp tục làm như thế. Hãy khen ngợi nhân viên, khi họ chủ động đưa ra ý tưởng dù bạn có sử dụng nó hay không và người đó sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa.
SMEs thông minh sẽ biết tìm cách làm cho nhân viên hiểu rằng họ được tin tưởng và hỗ trợ. Họ cũng đối xử với nhân viên như các đồng nghiệp chứ không phải như cấp trên và cấp dưới.
Đó là công việc đơn giản nhưng rất có giá trị và quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nhân viên càng được trao quyền sẽ càng giỏi, càng linh hoạt và càng có giá trị đối với tổ chức. Ngoài ra, trao quyền còn gia tăng tinh thần trách nhiệm, tăng sự hào hứng làm việc khi bản thân được nắm quyền quyết định, đồng thời cũng là cách “bắt buộc ngầm” nhân viên phải cẩn thận hơn trong công việc
Sự trao quyền sẽ tạo ra những nhân viên hoàn toàn gắn kết – những người đối xử với doanh nghiệp như thể họ là
chủ sở hữu. Hãy tìm cơ hội để trao cho nhân viên nhiều trách nhiệm và quyền tự chủ hơn.
Bước đầu để xây dựng sự tin tưởng chính là sự tôn trọng. Hãy dành cho nhân viên của bạn sự tôn trọng nhất định bằng cách coi trọng thành quả làm việc, tôn trọng những ý kiến đóng góp, lắng nghe những khó khăn và tìm ra hướng giải quyết có lợi cho cả đôi bên. Từ đó sẽ xây dựng được sự tin tưởng – yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân nhân viên.
Khi tin tưởng, SMEs sẽ thôi nghi ngờ rằng liệu nhân viên có đang lướt FB trong giờ làm
Khi nhân viên tin tưởng, họ sẽ tháo dỡ “hàng rào” phòng ngự của bản thân, không còn cảm thấy thua thiệt, không công bằng, hoặc nghi ngờ bạn thiên vị khi ý tưởng của họ không được sử dụng. Họ sẽ ngầm hiểu bạn chỉ đang chọn lựa điều phù hợp và tốt nhất cho công ty chứ không phải bất cứ lí do nào khác.
Việc thấu hiểu từng cá nhân sẽ giúp SMEs có nhiều cơ hội để đối xử chu đáo hơn với nhân viên. Doanh nghiệp nên quan tâm, tìm hiểu khó khăn của nhân viên trong cả công việc lẫn đời sống để có thể thấu hiểu và hỗ trợ một cách chu đáo nhất.
Một cách vô cùng đơn giản là việc đánh dấu ngày sinh và kỷ niệm ngày cưới của nhân viên lên lịch; và khi đến ngày đó hãy tổ chức một bữa tiệc nhỏ, đồng thời chuẩn bị quà tặng cho nhân viên. Những hành động quan tâm chu đáo thường không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại được đền đáp bằng lòng trung thành của nhân viên, làm giảm khả năng xin nghỉ, lười biếng hay bỏ việc.
Bạn càng biết và quan tâm nhiều đến đời tư của nhân viên thì họ sẽ cảm thấy bản thân được doanh nghiệp trân trọng, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành của nhân viên. Hạn chế tình trạng vắng mặt hay nghỉ việc. Những nhân viên trung thành sẽ luôn đúng giờ, luôn sẵn sàng và đầy nhiệt huyết trong công việc. Việc này không chỉ gia tăng chất lượng và hiệu quả công việc mà còn giúp giữ chân nhân viên.
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn sở hữu một đội ngũ nhân viên yêu công ty say đắm, chủ động trong công việc, sáng tạo trong tư duy, đoàn kết trong nội bộ để cùng hợp tác đưa doanh nghiệp phát triển lớn mạnh? Bước cuối cùng để đạt được điều đó chính là vạch ra đích đến, chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp, cùng nhân viên hoạch định chiến lược chi tiết nhằm tạo động lực thúc đẩy cho đôi bên.
Đừng quên có những phần thưởng khích lệ để thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say của nhân viên. Ngoài tiền thưởng, bạn có thể tham khảo những quà tặng ý nghĩa khác như ly sứ, bình giữ nhiệt,…. in logo doanh nghiệp
CUPS dám chắc không một đối thủ nào có thể giành những nhân viên ưu tú chất lượng khỏi tay doanh nghiệp khi SMES thực hiện được những điều nêu trên!!!
SME (Small and Medium Enterprise) được hiểu chung là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời đại công nghệ thông tin phát […]